Tình hình bão lũ Miền Trung còn nhiều phức tạp, xong một số vùng cao nước đã ruts, bà con đang nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa để quay lại cuộc sống. ngoài những phần quà mang giá trị vật chất, nhằm giảm bớt gánh nặng cho bà còn, hôm nay Lavor xin tư vấn cách vệ sinh nhà cửa sau lũ, cứu nguy đồ đạc ngập nước lâu ngày.
1, Vệ sinh nhà cửa như thế nào cho nhanh và hiệu quả
Nước ngập úng lâu, nước rút đến đâu ta nhanh chóng vệ sinh đến đó, mọi thứ trong nước đều ở trạng thái không trọng lượng nên việc đưa rác, và bùn đất ra ngoài lúc này là dễ dàng nhất.
Và ngay sau khi nước rút từ tường, sàn thậm chí trần chúng ta cần nhanh chóng xử lý ngay khi các vết ngâm chưa bị keo khô lại do ngâm nước lũ lâu chúng có chứa nhiều vi khuẩn độc hại.
- Dùng vòi nước, nếu có thể dụng các loại máy xịt rửa áp lực cao để xịt sạch nền, tường,việc đẩy nước thải, bùn đất ra ngoài nhanh hơn.
- Tiếp theo thoát hết nước bẩn tồn đọng trong nhà
- Đầu tiên hay dọn hết đồ đạc sang một góc, nếu có thể đưa tất cả ra sân để công việc dọn dẹp dễ dàng hơn.
- Xúc hết bùn đất còn lại trong nhà ra ngoài
- Sau đó cọ rửa bằng nước nóng và xà phòng để khử khuẩn cho toàn bộ ngôi nhà, vi khuẩn tích tụ trong nước lâu ngày sẽ nguy hại đến sức khỏe nên bà con cần dùng các loại chất tẩy rửa để khử khuẩn mọi ngóc ngách.
Nên pha nước tẩy rửa khử trùng theo công thức : 500g bột tẩy trong 30 đến 40 lít nước hoặc bạn có thể dùng bột giặt xà phòng cộng với thuốc tẩy quần áo pha trong 25 lít nước rồi cọ rửa kĩ những phần bị ngâm trong nước lũ ( nhất là đối với những góc tường, góc cửa…)
2, Cứu nguy đồ đạc bằng cách nào?
Có một số loại đồ vật nếu bị ngâm nước quá lâu sẽ không thể cứu vãn như các thiết bị điện tử, các loại đồ gỗ ép công nghiệp, nệm, vải, giấy tờ.. và chúng ta cũng không nên dụng vừa nguy hại đến sức khỏe vừa mất công lau dọn vì chúng ta hỏng ngay thôi.
Còn đối với các loại đồ đạc bị dính nước, hay các loại đồ có thể ngâm nước chúng ta có những cách xử lý như sau:
a, Làm sạch đồ gỗ tự nhiên bị ngâm nước lũ
Đầu tiên, nên cọ rửa kĩ tất cả các bề mặt của đồ đã bị ngâm nước bằng các dung dịch hóa học chuyên dụng hoặc nước tẩy rửa có sẵn. Nên cọ rửa đi cọ rửa lại từ 2 đến 3 lần để đảm bảo mọi mầm vi khuẩn có hại đều biến mất.Sau đó nên phơi kĩ dưới ánh nắng mặt trời để làm cứng lại đồ, diệt hết ẩm mốc..
Đối với những đồ gỗ không may bị nứt, xước nhỏ không đáng kể thì bạn có thể làm như sau.
Lấy vải bông cũ hoặc tải gai rách đốt thành tro rồi trộn với dầu trẩu song thành dạng hồ đặc, sau đó bôi vào những vết nứt, xước sau đó đem phơi khô. Hoặc cũng có thể lấy giấy báo xé thành từng mảnh vụn trộn với một ít phèn chua và nước đun thành dạng hồ đặc. Đợi hồ nguôi nhét vào những chỗ nứt. Tuy cách này không làm đồ đạc trở lại như ban đầu nhưng cũng phần nào che lấp được hậu quả lụt lội ngập úng gây ra.
b, Làm sạch đồ bằng vải, quần áo
Một số loại đồ dùng bằng vải, dù, hay quần áo bị dính nước lũ chúng ta có thể sử dụng chanh, baking soda hoặc các loại nước tẩy rửa khác để ngâm và làm sạch. Lưu ý nước nóng là thứ kết hợp tốt nhất để ngâm đồ và tẩy sạch vải.
Nhắc lại, các loại nệm như sofa, đệm ngủ nếu bị ngâm nước lâu ngày tốt nhất không nên sử dụng lại. còn nếu chúng bị dính nước lũ sơ sơ có thể liên hệ với các đơn vị vệ sinh công nghiệp để được hỗ trợ bằng các máy giặt tẩy chuyên dụng.
c, Đồ Điện tử bị ngâm nước có cứu được không?
Đồ điện tử là thứ kỵ nước, nếu bị dính nước có thể nhẹ nhàng tháo rời, giũ hết nước mà sấy khô ở mức gió thường, sau đó đem phơi dưới gió tự nhiên. Còn đối với các loại đồ đã bị ngâm nước, chúng không còn cơ hội sống sót.
d, Xử lý giấy tờ ra sao?
Rất khó để giấy tờ khi đã dính nước có thể trở lại trạng thái ban đầu. Nặng thì nhòe chữ rách giấy, nhẹ thì giấy bị nhăn nheo khi hong khô.
Nhẹ nhàng phân tách từng lớp giấy tờ và phơi trước gió tự nhiên là cách hiệu quả nhất để chúng ta của thể cứu các loại giấy từ khi gặp nước.
e, Xử lý nước ăn
Nếu nước lũ bẩn đã ngập vào bể ngầm, hãy tháo toàn bộ nước ra và khử trùng bể ngầm bằng cloramin B trước khi dùng trở lại. Còn nếu trong gia đình không có nguồn nước thay thế nào để sử dụng sau ngập lụt thì bắt buộc bạn cần phải khử trùng chính nguồn nước có sẵn. Các cách khử trùng như sau:
– Cách 1: Hòa tan một miếng phèn chua bằng khoảng nửa đốt ngón tay trong một gáo nước. Sau đó cho gáo phèn chua vào một cái xô chứa khoảng 20 – 25 lít nước rồi khuấy đều lên. Đợi cặn lắng xuống trong khoảng 30 phút thì bạn gạn lấy phần nước trong ở trên để sử dụng.
– Cách 2: Làm tương tự cách 1 nhưng thay vì sử dụng phèn chua thì bạn dùng một viên cloramin B 0,25g để khử khuẩn cho 20 – 25 lít nước.
– Cách 3: Cũng tương tự như hai cách trên nhưng bạn có thể sử dụng cloramin B dạng bột. Cứ khoảng một phần ba thìa canh bột cloramin B thì có khả năng khử khuẩn được cho 300 lít nước.
Lưu ý: cần đun sôi nếu muốn uống nước sau khi đã khử khuẩn.
Chúc bà con bình an vượt qua bão lũ và nhanh chóng ổn định lại cuộc sống!